Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Cách nấu cao xương ngựa tại Cơ sở sản xuất Cao Cường Bắc Giang 0934241888



Xương ngựa được dùng từ lâu trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là Mã cốt, có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân xương, cầm máu, điều hòa kinh nguyệt.
Cao ngựa được nấu theo phương pháp thủ công gia truyền tại CSSX Cao Cường Bắc Giang được thực hiện theo quy trình như sau:

Lấy Xương ngựa đun sôi với nước trong 30 phút, rồi róc hết thịt, gân và mỡ còn dính ở xương, rửa thật sạch.

Phơi xương cho trắng và hết tanh trong nắng to hoặc sấy ở nhiệt độ 50 – 600C cho khô. Đập vỡ xương và nạo sạch tủy, rồi ngâm với nước gừng (5 lít rượu 40 độ và 1kg Gừng tươi cho 50kg Xương) trong 1 - 2 giờ. Cho Xương vào nồi hầm, nấu với nước liên tục trong 24 giờ (luôn giữ nước ngập xương).

Lấy nước chiết lần thứ nhất lọc, cô riêng. Tiếp tục nấu để được hai nước chiết nữa. Dồn các nước chiết lại, cô nhỏ lửa và đánh đều đến khi được cao đặc.

Đổ cao vào khay đã bôi dầu lạc hoặc mỡ lợn. Để nguội, cắt thành bánh, gói giấy nilông, để ở nơi khô và mát. Thông thường từ một bộ xương ngựa trưởng thành có thể nấu được 3-4 kg cao đặc.

Tác dụng:
Cao xương ngựa giàu calci “bổ sung chất vôi cho cơ thể, chất keratin cùng với gelatin khi thủy phân cho nhiều acid amin cần thiết giúp duy trì và phát triển tế bào. Đông Y coi cao xương ngựa như một “dược liệu” dùng tốt cho:
- Cơ thể suy nhược ở người mới ốm dậy/Người cao tuổi/Phụ nữ sau khi sinh/Trẻ em còi xương, xanh xao, biếng ăn/Cao còn để dùng chữa bệnh loãng xương, đau nhức gân xương/Táo bón, viêm tá tràng, tiêu chảy, kiết lỵ
Cách dùng :
- Cách đơn giản nhất là mỗi ngày 2 lần, thái cao thành miếng, ngâm vào cháo nóng hoặc với nước nóng thêm một thìa cà phê mật ong.
- Hoặc khi nấu cơm, đưa vào hấp cách thủy 10 -15 phút rồi lấy ăn trước bữa cơm 10 phút.
- Bạn cũng có thể xắt lát mỏng 100g cao, ngâm trong 1/2 lít rượu 40 độ khoảng 100 ngày cho tan đều, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ 20 ml.
- Mỗi lần nên dùng đủ 300gr cao cho một đợt tẩm bổ mới có tác dụng.
Lưu ý : Phụ nữ và trẻ em không dùng cao ngâm rượu.
Chống chỉ định :
- Theo Đông Y khi dùng cao ngựa thì nên kiêng ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, các gia vị cay như ớt, tỏi, hạt tiêu, nước chè đặc, đậu xanh, rau muống, măng
- Theo Tây Y, thường có chống chỉ định dùng thuốc bổ giàu đạm trong các bệnh cấp tính ngoài da và đau xương khớp như bệnh dời leo, bệnh Gút khi đang lên cơn đau cấp tính. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng lên > 7 -8 mg/dl, không dùng được cao xương ngựa khi có dấu hiệu suy thận với nồng độ Creatine trong máu trong giới hạn từ 1,5 – 6 mg/L
Không dùng cao ngựa cho trẻ nhi dưới 6 tháng tuổi.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét