Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Cao ngựa bạch – Tác dụng của cao ngựa bạch có tốt như lời đồn ?

Cùng tìm hiểu về cao ngựa thường và cao ngựa bạch xem những tác dụng của cao ngựa bạch có tốt như lời đồn không nhé !

Theo các tài liệu y học cổ truyền có ghi chép thì Cao ngựa  được coi là một loại dược liệu vô cùng quý giá, nó có tác dụng rất tốt với sức khỏe và giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Đặc biệt là cao ngựa bạch. Ngày nay, cao ngựa và các chế phẩm của nó được xếp vào dạng thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều về tác dụng của cao ngựa bạch nói riêng và cao ngựa nói chung. Sau đây mời quý vị và các bạn cùng các chuyên gia đi tìm hiểu thực hư về những tác dụng của cao ngựa nhé !

Có phải loại cao ngựa bạch nào cũng có chất lượng tốt hay không?

Theo như tông tin từ Viện Chăn nuôi thuộc bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn khi nghiên cứu về giống ngựa bạch cho biết: 
Một số đặc điểm để phân biệt ngựa bạch với ngựa trắng thông thường như: ngựa bạch có màu da và lông toàn thân trắng hồng; mắt có màu hồng, xung quanh con ngươi có vành màu đồng lửa; miệng, mũi, hậu môn, lỗ sinh dục màu hồng đỏ; chân có móng sừng màu cước, ánh bạc…
Người chọn ngựa cần phải nhớ rõ tất cả các đặc điểm đó để phân biệt ngựa bạch và ngựa trắng thông thường. Nhìn từ xa rất nhiều người sẽ lầm tưởng 2 loại ngựa này là 1. Tuy nhiên sự thực lại không phải như vậy.
Theo các tài liệu Phương Đông: Ngựa bạch chính là những con người bị bệnh bạch tạng ( đây là thuật ngữ dùng chung cho các chứng bẩm sinh rối loạn quá trình sinh tổng hợp ra sắc tố melanin, làm cho da, tóc và mắt của ngựa có màu nhạt). Theo các tài liệu này, các nhà y học xưa khẳng định có sự tồn tại của giống ngựa bạch hiếm có, đây là nguồn dược liệu quý giúp phòng và điều trị một số bệnh của con người.
Theo tiến sĩ Võ Văn Sự – trưởng bộ môn động vật quý hiếm và đa dạng sinh học của viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Thực chất thì ngựa bạch chính là loại ngựa bị  bệnh“bạch tạng” và hiện tượng này xảy ra tùy thuộc vào một số điều kiện môi trường, gen di truyền….
Còn như theo BS. Đông y: Nguyễn Hữu Trọng của trung tâm nam dược thần hiệu Tuệ Tĩnh Đường thì: Không phải bất cứ giống ngựa bạch nào cũng quý hiếm, cho giá trị dược liệu cao. Chỉ có giống ngựa bạch thuộc cao nguyên Tây Tạng mới đích thực là những con ngựa quý giá mà theo tài liệu cổ nhắc đến. Tại sao lại như vậy?
Lý giải cho điều này thì theo BS. Nguyễn Hữ Trọng cho biết: Loại ngựa bạch ở vùng này quý hiếm là do có nguồn thức ăn ở đây vô cùng đặc biệt – loại cỏ mà những con ngựa bạch ở đây ăn trong đó có nhiều  cỏ đông trùng hạ thảo tự nhiên chỉ có ở vùng đất này. Chính vì thế mà những con ngựa bạch ở đây cho giá trị dược liệu rất cao. Còn với ngựa bạch thông thường thì giá trị không khác so với ngựa thường là mấy.

Những tác dụng của cao ngựa theo ý kiến của các chuyên gia

Theo Giáo Sư. Đỗ Tất Lợi: “Cao xương ngựa có rất nhiều tác dụng quý như: ích khí, mạnh gân xương, giúp xương khớp khỏe mạnh, dùng để chữa suy nhược cơ thể ở người mới ốm dậy,bồi bổ cơ thể, phụ nữ sau khi sinh, trẻ em còi xương, xanh xao, biếng ăn”.
Còn theo Phó giáo sư, Tiến sĩ: Trần Đáng – chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho biết: sở dĩ cao ngựa thường và cao ngựa bạch được đánh giá ca như vậy là vì trong cao ngựa có đến 17 loại acid amin thiết yếu cho sức khỏe con người. Trong số đó có tới 10 loại acid amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần phải cung cấp từ các nguồn thức ăn như: Lyzine, methionine, arginine, histidine, leucine, isoleucine, valine, threonine, trytophane, phenylalamine. Nếu chỉ thiếu 1 trong những acid amin này, cơ thể sẽ không thể tạo ra được protein. Những loại acid amin này khi kết hợp với 7 loại còn lại từ cao xương ngựa và thịt ngựa sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống nhiều loại bệnh tật, phù hợp sử dụng cho mọi lứa tuổi.
Còn theo bác sỹ Đông y Nguyễn Hữu Trọng thì xương ngựa hay còn được gọi là mã cốt. Nó chứa nhiều calci phosphas, keratin, oscein… Cao ngựa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng như theo Giao Sư Đỗ Tất Lợi có nói ở trên. Đặc biệt, xương ngựa sau nấu cao thành cao ngựa tán mịn ra sẽ là nguồn bổ sung calci rất tốt cho phụ nữ mang thai và cho trẻ nhỏ.
Tìm hiểu sâu hơn 1 chút về cao ngựa:
Bột calci trong cao ngựa – cao ngựa bạch hay bột xương ngựa có tác dụng bổ sung calci cho xương, cho máu, làm giảm thiểu bệnh còi xương, suy dinh dưỡng của trẻ em, đau nhức xương khớp ở người già rất tốt. Với một vài căn bệnh nguy hiểm do thiếu calci trong máu như: bệnh tim mạch, cao huyết áp, đau đầu, khó ngủ, khó thở, hụt hơi, cơ thể bị chuột rút liên tục, các chứng rối loạn tiền đình và nhức mỏi xương khớp thì việc sử dụng bột calci ngựa hàng ngày sẽ rất tốt.
Ngoài ra, theo như y học cổ truyền cũng như y học hiện đại ngày nay đều ghi nhận và cho rằng ngoài những tác dụng với sức khỏe nói chung, cao xương ngựa – cao ngựa bạch còn có tác dụng điều trị đặc biệt với một số bệnh như: viêm khớp, bệnh đau cột sống thắt lưng, hen phế quản,… Với một số bệnh về xương, cao ngựa – cao ngựa bạch có tác dụng tăng sinh xương và làm chắc xương cho người loãng xương sau tuổi mãn kinh, cho người già. Cao ngựa còn giúp chống còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Với bệnh khớp,cao xương ngựa – cao ngựa bạch giúp cung cấp acid condroietin sunfuaric – đây hoạt chất chính tạo nên sụn khớp, giúp trẻ hóa khớp, hồi phục những chỗ khớp bị bào mòn, mất trơn nhẵn, hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị bệnh thoái hóa khớp.

Có phải bất cứ ai dùng cao ngựa, cao ngựa bạch cũng đều tốt không?

Cao ngựa tuy có rất nhiều tác dụng tốt và vô cùng bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Tại sao lại như vậy?
Vì cao ngựa rất giàu chất đam, do đó với những người bị bệnh cấp tính ngoài da hay 1 vài loại bệnh xương khớp như: giời leo, bệnh gout khi lên cơn đau cấp tính (nồng độ acid uric trong máu tăng cao từ 7-8mg/dl). những người bị suy thận và trẻ em dưới 6 tháng tuổi thì tuyệt đối không nên cho sử dụng cao ngựa (dù là cao ngựa thường hay cao ngựa bạch đi chăng nữa)
Tiếp nữa: Khi sử dụng cao ngựa cần kiêng 1 số chất tanh như: cua, cá, tôm…các món thủy hải sản, các thực phẩm cay nóng như: ớt, tiêu, tỏi và 1 vài loại rau như: đậu xanh, rau muống, măng…Tiếp nữa là không nên sử dụng trong thời gian dài. Tốt nhất nên dùng mỗi đợt 100g và cách nhau 3 tháng để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Một vài trường hợp cụ thể có thể dùng hơn nhưng cần theo chỉ định của người có chuyên môn.
Tóm lại: Cao ngựa có tác dụng rất tốt với cơ thể dù là cao ngựa thường hay cao ngựa bạch đi chăng nữa thì cũng đều là những thực phẩm vô cùng bổ dưỡng nếu sử dụng đúng cách.
Và 1 điều nữa chúng tôi muốn khuyên các bạn khi mua và sử dụng cao ngựa nên lưu ý: Như đã nói ở trên, cao ngựa thường và cao ngựa bạch thực ra tác dụng không khác nhau là mấy, chỉ có cao ngựa bạch tại vùng cao nguyên Tây Tạng do ăn nhiều cỏ đông trùng hạ thảo mới có tác dụng vượt trội thôi. Chính vì vậy nếu các bạn có mua cũng đừng vì cái  mác cao ngựa bạch mà mua vì giá của cao ngựa bạch chúng tôi thấy cao hơn giá cao ngựa thường rất nhiều. Điều này quả thực vô lý.
LH với CSSX Cao Cường Bắc Giang
Địa chỉ: Gia tư, Hoàng An, Hiệp Hòa, Bắc Giang (km 92+500 QL37)
ĐT: 0934241888


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét