Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

CAO NGỰA BẠCH VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP


Cao xương ngựa bạch có tác dụng có tác dụng bỗ dưỡng, ích khí, mạnh gân xương cơ. Ngoài tác dụng với sức khỏe nói chung, cao xương ngựa bạch còn có tác dụng điều trị đặc trưng với 1 số bệnh lý cụ thể như viêm khớp, bệnh cột sống thắt lưng, bệnh hen phế quản, bổ dưỡng cho trẻ còi xương.

Tác dụng của cao ngựa bạch ?

1. Tác dụng cao Ngựa bạch với bệnh xương:
-         Trẻ em xương tăng trưởng nhiều, xương tiêu hủy ít; thanh niên tiêu xương và tăng sinh xương cân bằng; người cao tuổi tăng ít hủy nhiều nên loãng xương, xương yếu, dễ gãy
-         Cao Ngựa bạch có tác dụng tăng sinh xương, làm bền xương cho người loãng xương sau mãn kinh, người già
-         Chống trẻ còi xương, suy dinh dưỡng

2. Cao Ngựa bạch với bệnh khớp:
-         Sụn khớp cấu tạo chủ yếu bởi acid condroietin sunfuaric bị thoái hóa, bị bào mòn, mất trơn nhẵn.
-         Cao xương Ngựa bạch là nguồn cung cấp tối ưu chất này để phục hồi tình trạng thoái hóa khớp
-         Chú ý cao không chống viêm khớp

3. Cao Ngựa bạch với suy nhược cơ thể, người sau ốm dậy:
-         Người ốm, suy nhược cơ thể giảm quá trình đồng hóa và dị hóa vật thể
-         Trong cao xương Ngựa bạch có nhiều acid amin không thể thay thế và những men xúc tác mạnh cho quá trình đồng hóa. Do vậy, cao Ngựa bạch tốt cho người già suy nhược

4. Cao Ngựa bạch nhạn với trẻ chậm phát triển:
-          Chứng ngũ trì là xỉ trì, phát trì, lập trì, hành trì, ngôn trì.
-          Ngũ trì chủ yếu do tạng thận tiên thiên suy nhược
-          Cao Ngựa bạch nhạn tư âm, trợ dương bổ lưỡng thận nên chữa được chứng chậm phát triển trẻ em.

Cách sử dụng cao ngựa ?

1) Liều dùng: từ 2 đến 9 tuổi và người lớn trên 60 tuổi mỗi ngày 5g (dùng 1 lấn) từ 20 đến 59 tuổi: mỗi ngày dùng từ 5g đến 10g (dùng từ 1 đến 2 lần)

2) Cách dùng:
-          C1: Thái mỏng 100g cao rồi ngâm trong 0,5 lít rượu trắng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ 20ml.
-          C2: Mỗi lần cho một miếng cao vào chén nhỏ cùng 1 thìa café mật ong và một chút nước lọc rồi hấp cách thủy từ 10 đến 15 phút. 
-      C3: Có thể ăn trực tiếp hoặc trộn cao cùng với cháo nóng.
Lưu ý:
-          Dùng tốt nhất trước bữa ăn từ 15-30 phút.
-          Người đang phát bệnh gút không nên dùng.

Hỏi đáp nhanh về cao ngựa

1. Hỏi: Mẹ tôi năm nay 66 tuổi bị mắc bệnh tiểu đường tuyp 1 vậy có dùng được cao ngựa bạch để ngâm rượu uống hàng ngày không?
Đáp: Cao xương ngựa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt. Trong cao xương ngựa có 17 loại axit amin. Trong đó có 10 loại axit amin thiết yếu vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Các axit amin trong cao giúp trung hòa lượng colesterin thừa trong máu, làm giảm bệnh tiểu đường và đặc biệt không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Mẹ bạn dùng cao ngựa hàng ngày rất tốt, do mẹ bạn bị bệnh tiểu đường nên khi ngâm cao với rượu nên ngâm đặc để giảm bớt lượng rượu vào cơ thể (100gcao ngâm với 500ml rượu 30 vol, dùng trong 20 ngày).
Chúc mẹ bạn sau khi dùng cao có sức khoẻ tốt.

2.Hỏi: Chau gai cua toi duoc 14 thang tuoi nhung bi coi xuong.Toi muon cho chau dung cao ngua voi mat ong nhung chau lai bi di ung voi mat ong. Vay xin hoi bac si nen dung cao ngua nhu the nao cho tre nho la tot nhat.va tre bao nhieu thang tuoi thi co the bat dau dung duoc cao ngua .Xin cam on !
 Đáp: Nếu cao ngựa nguyên chất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không gây tác dụng phụ cho người dùng, trẻ em từ 1 tuổi trở lên dùng được cao ngựa, dưới 1 tuổi mẹ ăn con bú sữa mẹ sẽ tốt cho cả mẹ và con. Nếu cháu bạn bị dị ứng với mật ong, bạn có thể hấp cao với đường cùng một chút nước hoặc bằng cách nào cháu bạn ăn được cao vào cơ thể đều tốt !
 Chúc cháu bạn có sức khỏe tốt!   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét